Khó khăn của doanh nghiệp lữ hành khi dịch Covid-19 ập đến

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn với các yêu cầu bồi hoàn từ khách hàng, bởi một mình doanh nghiệp không thể giải quyết được. Do đó, các doanh nghiệp lữ hành đề xuất được hỗ trợ vốn và giảm các khoản thuế để có thể tồn tại.

lh

Sau khi dịch Covid-19 tái phát khách du lịch lo ngại tình trạng lây nhiễm nên tiếp tục dấy lên làn sóng hủy tour. Theo thống kê từ các địa phương, doanh nghiệp, Hà Nội có khoảng 32.000 khách hủy tour nội địa; TP.HCM có trên 35.000 chương trình du lịch bao gồm tour trọn gói, tour tự chọn, dịch vụ đã bị huỷ.

lh

Theo nhận định của Tổng cục du lịch, trong tháng 8/2020 tỷ lệ hủy phòng khách sạn còn tiếp tục tăng, dự kiến trên 90%. Đây thực sự là bài toán khó đối với các doanh nghiệp lữ hành. Bởi khách hủy tour thường yêu cầu hoàn tiền, trong khi doanh nghiệp lữ hành chỉ là đơn vị trung gian kết nối khách với các nhà cung ứng dịch vụ. Tiền của khách đã được dùng để đặt cọc cho các dịch vụ, nên việc hoàn tiền phụ thuộc vào các chính sách xử lý của các nhà cung ứng.

lh

Trong đợt dịch lần thứ 2 này, các hãng hàng không đã chủ động đưa ra các phương án hợp tác giải quyết, một số tập đoàn du lịch giải trí cũng hỗ trợ khách và doanh  nghiệp lữ hành hoàn tiền hoặc gia hạn vé.

lh

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, để kích cầu du lịch sau đợt dịch đầu năm, các doanh nghiệp, khách sạn đã giảm giá dịch vụ rất nhiều, nguồn thu mới chỉ đủ khởi động và nuôi dưỡng lại một phần bộ máy, chứ chưa có lợi nhuận. Do đó, rất cần có sự chia sẻ cảm thông từ cả 2 phía, người đi du lịch và người làm du lịch. Các doanh nghiệp dịch vụ du lịch cần tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong giai đoạn khó khăn này, tăng cường truyền thông cho khách du lịch thấu hiểu và thông cảm, chia sẻ. Đồng thời các doanh nghiệp cần cam kết rõ ràng thời gian hoàn, hủy, đảm bảo lợi ích cho khách.

lh

Tuy nhiên, đây thực sự là các doanh nghiệp du lịch cũng bày tỏ, thực tế, qua 2 đợt dịch Covid-19, các doanh nghiệp dịch đang kiệt sức. Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm hoạt động với công suất rất thấp, nguồn tài chính khó khăn, buộc phải cho lao động làm việc luân phiên, nghỉ không lương hoặc chấm dứt hợp đồng, có nhiều lao động thôi việc chuyển sang ngành khác, nhất là lao động chất lượng cao.

lh

90% doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn TP.HCM đã phải đóng cửa, tạm ngưng hoạt động, theo thông tin Nguyễn thị Ánh Hoa, phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cung cấp tại Hội nghị Tháo gõ khó khăn ngành du lịch hồi cuối tuần qua. Công suất các khách sạn 3-5 sao của thành phố rất thấp buộc các cơ sở này phải cho người lao động nghỉ việc không lương đến hơn 80%. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch lần 1 vẫn chưa đến được với nhiều doanh nghiệp.

lh

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn với các yêu cầu bồi hoàn từ khách hàng, bởi một mình doanh nghiệp không thể giải quyết được.

Theo bà Huỳnh Phan Phương Hòa, Phó Tổng giám đốc Vietravel, doanh nghiệp du lịch cần nhất lúc này là được hỗ trợ vốn để tồn tại bởi doanh nghiệp rất khó tiếp cận được các nguồn vốn vay. Cùng với đó cần có chính sách giảm lãi suất vay, giảm thuế cho các doanh nghiệp.

lh

Đồng quan điểm, ông Lại Duy Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ du lịch TST Tourist chia sẻ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, không chỉ các doanh nghiệp lữ hành bị ảnh hưởng, sự sụt giảm nguồn khách cũng khiến các dịch vụ đi kèm phục vụ du lịch như dịch vụ lưu trú, ăn uống, khu vui chơi, giải trí, mua sắm... gặp nhiều khó khăn. TST Tourist đề xuất có chính sách hỗ trợ giảm thuế cho doanh nghiệp; cần có gói hỗ trợ cho hướng dẫn viên du lịch vì hiện nay 80 - 90% nguồn nhân lực này đang bị nghỉ làm bởi dịch bệnh.

lh

Một số doanh  nghiệp du lịch cũng bày tỏ mong muốn có chính sách giảm thuế VAT cho các doanh nghiệp du lịch đến năm 2021; kéo dài chính sách giảm các chi phí điện, nước, viễn thông… đến hết năm 2020; tiếp tục có chính sách giảm lãi suất cho vay, hoãn nợ cho doanh nghiệp du lịch; làm sao để các gói cứu trợ tới được doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch...

lh

Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, khó khăn lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là liên quan đến vấn đề tài chính. Để giải quyết khó khăn này trong khi chờ tiếp cận các gói hỗ trợ giảm thuế, giảm lãi suất, cho vay lãi suất thấp... của Nhà nước, trước mắt cần đề xuất về giảm tiền điện, nước, thuê đất... cho doanh nghiệp du lịch.

lh

Trước những kiến Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh cho biết Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp du lịch, hàng không xây dựng chương trình kích cầu du lịch để sẵn sàng triển khai ngay khi điều kiện cho phép. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, sự suy yếu hoặc đứt gãy bất kỳ mắt xích nào trong chuỗi giá trị du lịch đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chung của Ngành. Hợp tác, cộng sinh, chia sẻ là yếu tố căn bản để ngành du lịch tháo gỡ khó khăn, hướng đến phục hồi trong thời gian tới.

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Facebook Chat